Nếu bạn đã từng một lần ghé thăm Tây Bắc thì chắc hẳn phong cảnh sống động phong phú ở nơi đây chắc hẳn không khiến bạn thất vọng phải không nào. Bạn có biết không người Tây Bắc còn có một món ăn cũng rất phong phú màu sắc gợi lên được vẻ đẹp phong phú ấy nữa đó. Không phải xa lạ gì đâu đó chính là món xôi ngũ sắc dẻo thơm mang đậm hương vị núi rừng nơi đây. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về món ăn đẹp mắt này thông qua bài viết dưới đây nhé
Mục Lục
Dẻo thơm món xôi ngũ sắc của vùng Tây Bắc
Xôi ngũ sắc được biết tới là một trong những đặc sản ẩm thực của vùng núi Tây Bắc hùng vĩ. Món ăn này không chỉ ngon, lạ miệng. Mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt sâu sắc. Mà ai cũng nên biết khi có cơ hội thưởng thức. Cũng như đặt chân lên vùng đất nơi đây. Xôi ngũ sắc là món ngon đặc sản của núi rừng Tây Bắc. Bằng các thứ lá cây rừng và gạo nếp nương. Người miền núi Tây Bắc đã sáng tạo ra một món ăn vô cùng đẹp mắt và độc đáo.
Ở Lào Cai, mỗi dân tộc đều có vốn văn hóa truyền thống đặc trưng tạo nên vườn hoa đầy hương sắc. Trong đó, văn hóa ẩm thực truyền thống của người Tày. Được thể hiện rõ nét qua hương vị của xôi ngũ sắc. Xôi ngũ sắc của người Tày. Gồm các màu: đỏ tươi, đỏ thẫm, vàng, nâu, tím. Người Tày quan niệm xôi màu tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, thổ, hỏa. Nếu xôi nhà ai pha chế màu chuẩn, đẹp. Thì được xem là người khéo tay, làm ăn phát đạt.
Xôi ngũ sắc – ấm lòng du khách thập phương
Gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn tẻ. Trộn với các loại lá cây rừng (co khảu, khảu đen) để nhuộm màu. Tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế. Để tạo ra 5 màu khác nhau, tạo ra sản phẩm xôi thơm ngon, hấp dẫn. Trước khi nhuộm màu xôi, gạo nếp vo sạch đem ngâm trong nước lã. Từ 6 – 8 giờ để hạt gạo có độ nở vừa phải. Chia gạo ra thành 5 phần, mỗi phần tương ứng với một màu. Nếu xôi màu đỏ, dùng lá (co khảu) luộc kỹ. Chắt lấy nước để nguội, rồi cho gạo vào trộn đều. Để khoảng một giờ. Khi hạt gạo đã chuyển sang màu đỏ. Lúc đó mang đồ xôi, khi xôi chín có màu đỏ tươi rất hấp dẫn.
Tương tự, xôi đỏ nhạt, xôi vàng cũng làm từ lá (co khảu). Nhưng cách pha chế và thời gian ủ có khác đôi chút. Riêng màu xôi tím và nâu làm từ cây (khảu đen). Trước khi gã nhỏ lá được hơ qua lửa cho héo, đem trộn với tro quả núc nác. Lọc lấy nước trộn cùng gạo nếp. Khi đồ xôi chín có màu tím, xôi kỹ hơn chuyển sang màu nâu…
Nét ẩm thực độc đáo của núi rừng Tây Bắc
Xôi ngũ sắc Hà Giang, Cao Bằng hay xôi bảy màu Sapa không chỉ ăn ngon miệng mà còn mang nhiều ý nghĩa độc đáo. Với mỗi màu sẽ có những ý nghĩa riêng nó tượng trưng cho khát vọng của con người nơi đây. Màu xanh tượng trưng cho núi rừng bạt ngàn Tây Bắc, màu vàng tượng trưng cho sự sung túc đầy đủ, màu trắng tượng trưng cho tình yêu gắn kết và trong sáng, sự thủy chung. Mỗi một gam màu đều thể hiện một nét rất Tây Bắc cho một bức tranh sống động ở vùng đất thân thương này.
Xôi ngũ sắc Hà Giang, Sapa nói riêng hay vùng núi Tây Bắc nói chung còn thể hiện tinh thần gắn kết của anh em dân tộc nơi đây. Tất cả dù là những vùng miền với màu sắc khác nhau nhưng cùng hội lại thành một tổng thể thống nhất cho vùng đất Tây Bắc hùng vĩ nhưng đầy thơ mộng này.
Bởi thế khi lên Tây Bắc ngoài việc thưởng thức: cơm lam, măng rừng, cá sỉnh nướng, chim rừng, gà rừng…thì đừng quên món ăn đặc trưng đó là xôi ngũ sắc. Bạn có thể thưởng thức với muối vừng hoặc ruốc hay ăn kèm với thịt gà luộc đều ngon mà còn cảm thấy ấm lòng.