Nếu bạn đã từng nghe đến câu chuyện của những chiếc khăn Piêu hay từng ngắm nhìn thưởng thức thậm chí là hòa mình vào điệu múa xòe, nhảy sạp và đặc biệt là lễ hội hoa ban thì chắc hẳn không hề xa lạ với truyền thống của người dân tộc Thái phải không nào? Không chỉ đặc sắc với những lễ hội hay điều múa mà người Thái còn sở hữu cho mình một nền văn hóa ẩm thực truyền thống độc lạ và vô cùng hấp dẫn nữa đấy. Nếu bạn chưa biết đến điều đó thì nhanh chóng tìm hiểu cùng chúng tôi thôi nào
Mục Lục
Đặc điểm của ẩm thực dân tộc Thái ở Việt Nam
Nền văn hóa của dân tộc Thái vùng Tây Bắc được biết tới nhiều với chiếc khăn Piêu và điệu múa xòe, nhảy sạp trong lễ hội hoa ban truyền thống. Ít ai biết rằng người Thái còn có những món ăn truyền thống mà ai đã từng được thưởng thức một lần đều sẽ nhớ mãi…
Nguyên liệu
Người Thái Việt Nam định cư chủ yếu ở khu vực miền núi Tây Bắc. Các tỉnh như Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Nghệ An. Nhưng khác với người H’Mong hay sống ở những ngọn núi cao heo hút. Người Thái chọn những thung lũng thấp, nơi có nguồn nước dồi dào và đất đai màu mỡ để canh tác. Dân tộc Thái cũng là những cư dân nông nghiệp có trình độ cao như người Kinh hay người Kh’mer. Trước đây, nguồn thực phẩm chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày và các dịp lễ, tết của người Thái. Thường là thịt rừng, cá sông và các loại rau, nấm, măng… Được săn bắn, hái lượm ngoài tự nhiên. Dọc các sông lớn như sông Đà, sông Mã… Người Thái thường bắt cá làm thực phẩm.
Ngày nay, khi tài nguyên rừng bị khai thác nhiều. Các sông suối cũng bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường. Hay đập thủy điện, người Thái sử dụng nguồn cung thực phẩm. Nhờ trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu. Tóm lại, nguyên liệu cho món ăn của người Thái. Là sự kết hợp giữa sản phẩm nông nghiệp và các loại cây cỏ trong tự nhiên. Đôi khi có cả thịt thú rừng nhưng không được khuyến khích. Do chính sách bảo vệ động vật hoang dã của Chính Phủ Việt Nam.
Cách chế biến
Với những món ăn được chế biến công phu, độc đáo, ẩm thực truyền thống của dân tộc Thái vùng Tây Bắc được xem là cách truyền tải hữu hiệu nhất nét văn hóa của dân tộc. Tất cả món ăn của người Thái đều được chế biến từ nguồn nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên. Thịt trâu, thịt bò, cá, gà được người Thái tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ và cẩn thận. Gia vị để ướp là hạt “mắc khén” (một dạng hạt tiêu rừng), ớt, tỏi, gừng, muối…
Một nét độc đáo trong các món ăn của dân tộc Thái là khi chế biến những món ăn, người Thái hoàn toàn không dùng dầu mỡ và rất chú trọng tới việc điều phối các vị đắng – cay – mặn – chát. Những vị này được phối hợp hài hòa khiến thực khách cảm thấy vừa miệng, không có cảm giác ngấy, ngán khi ăn những món nướng, luộc, hấp, hun khói,…. Khi thưởng thức những món nướng của người Thái sẽ thấy vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng. Các món hấp, món luộc có hương thơm đặc biệt cùng vị ngon ngọt.
Chỉ riêng cách chế biến món măng của người Thái cũng thật đặc biệt và cầu kỳ. Để có được một bát nước cốt măng chua, họ sẽ ngâm măng vài ba năm để lọc lấy vị ngon lành, chua dịu nhất khi ăn cùng những món ăn khác. Những ai đã từng lên vùng Tây Bắc, khi vào những ngôi nhà của người Thái, đều dễ dàng nhận thấy gia đình nào cũng có sẵn vài chum măng muối chua dành để dùng dần.
Những món ăn chính của người Thái
Cá
Do ở gần nguồn cung cấp thủy sản dồi dào là sông Đà và các sông suối phụ lưu, cá sông, cá suối là thực phẩm chính của người Thái. Sản phẩm cá được người Thái chế biến ra nhiều món ăn khác nhau: cá hấp trong chõ gỗ, người Thái gọi là cá mọ; món “pa-giảng” là cá hun khói. Pa pỉnh tộp (cá suối nướng lật úp) là món ăn cổ truyền của người Thái. Đây là món ăn quý, rất được trân trọng.
Xôi
Xôi nếp là món ăn truyền thống của dân tộc Thái. Người Thái có phương pháp đồ xôi cách thuỷ bằng chõ gỗ rất khéo. Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay. Xôi được đựng vào ép khẩu hoặc giỏ cơm đậy kín, ủ ấm, giữ cho cơm dẻo lâu. Ngoài ra người Thái còn chế biến cơ lam (cơm nướng trong ống tre) và xôi ngũ sắc để ăn trong các dịp lễ hội.
Măng chua
Nếu người Kinh có món dưa chua thì người Thái có món măng chua để giảm độ ngấy khi ăn đồ nướng. Cách chế biến món măng của người Thái cũng thật đặc biệt và cầu kỳ. Để có được một bát nước cốt măng chua, họ sẽ ngâm măng vài ba năm để lọc lấy vị ngon lành, chua dịu nhất khi ăn cùng những món ăn khác.