Có thể bạn chưa biết, mẻ hay còn có cái tên gọi khác nữa đó là cơm mẻ. Đây được xem là một loại gia vị dân gian có nguồn gốc từ rất lâu đời. Mẻ là một loại gia vị đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam ta. Đặc biệt là nó vô cùng tốt đối với sức khỏe của con người. Điều kỳ diệu là nó giúp kích thích vị giác khi ăn. Đồng thời nó còn cực kỳ có lợi đối với hệ tiêu hóa. Vậy làm mẻ và dùng mẻ sao cho đúng cách? Hãy cùng mcliebe khám phá ngay nhé.
Mục Lục
Như thế nào gọi là mẻ?
Mẻ được dùng làm gia vị
Mẻ còn có tên gọi khác là cơm mẻ. Đây là một gia vị cơ bản trong nền ẩm thực Việt. Gia vị truyền thống này có vị chua thanh và mùi thơm rất đặc trưng. Thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn hàng ngày. Như: món lẩu, các món om, canh chua, bún riêu, thịt trâu cơm mẻ, ốc nấu đậu phụ chuối xanh…
Mẻ cực kỳ tốt cho sức khỏe
Mẻ rất bổ dưỡng đối với cơ thể, giàu chất đạm, các axit amin và nhiều loại vitamin. Nó không chỉ là một gia vị làm hỗ trợ hương vị đặc trưng cho món ăn. Mà nó còn mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe người dùng. Ví như: tăng tiết dịch vị và kích thích sự ngon miệng của thực khách. Bên cạnh đó, nó còn bổ sung một số chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa.
Vài điều cần nhớ, dùng mẻ sao cho đúng cách
Khi dùng mẻ, bạn cần chú ý đến một số điều sau:
- Tránh ăn quá nhiều mẻ, vì cơ thể sẽ dư lượng axit lactic gây ra triệu chứng đau bụng và tiêu chảy.
- Tránh ăn mẻ nói chung và các món dùng mẻ nói riêng, đối với những người bị đau dạ dày hay viêm loét dạ dày.
- Làm mẻ không đúng cách sẽ dẫn đến vi khuẩn và nấm mốc phát triển, nhất là nấm mốc lên men trong cơm (trước khi lấy dùng để làm mẻ) gây bất lợi cho sức khỏe. Còn đối với nấm mốc được lên men trong quá trình lên mẻ thì nó có lợi cho sức khỏe bạn nhé.
- Trước khi dùng, cần phân biệt mẻ có bị mốc hay không? Dấu hiệu mẻ bị mốc là thường không có mùi thơm đặc trưng, không có vị chua tự nhiên và kèm theo màu sắc trông rất kì lạ.
Nuôi mẻ sao cho đúng cách
Việc nuôi mẻ cũng không quá khó khăn hay phức tạp gì. Nếu cảm thấy mẻ gần hết, bạn chỉ cần để lại một ít trong hũ thủy tinh. Sau đó, bạn cho thêm cháo gạo trắng (nấu đặc) hoặc bún tươi, hoặc cơm nguội. Tiếp đó, đậy nắp kín để qua nhiều ngày rồi tiếp tục sử dụng. Khi có dấu hiệu lên men với mùi và vị chua đặc trưng.
Cách để dùng mẻ được lâu hơn
Ngoài ra, khi cơm mẻ đạt độ chua nhất định, bạn có thể ngửi khi kiểm tra. Lúc này, nên dùng muỗng khô, sạch để múc riêng ra chén. Sau đó, đổ thêm nước vào quậy, lọc và lấy nước này ra sử dụng. Thậm chí, bạn có thể tán nhuyễn một ít mẻ qua rây, để tẩm ướp một số món ăn hoặc dùng cho nấu nướng. Lưu ý: Nên cho mẻ ăn khoảng 1 tuần/1 lần để có mẻ dùng ăn hoài nhé.
Vài mẹo vặt giúp bảo quản mẻ không mốc
- Nên dùng hũ thủy tinh, hay được làm bằng sành, sứ để nuôi mẻ. Tránh dùng hũ nhựa vì quá trình lên men của mẻ có thể sẽ giải phóng độc tốc trong chất liệu nhựa.
- Cần kiểm tra cơm không bị mốc trước khi dùng để lấy nuôi mẻ hoặc làm mẻ.
- Các dụng cụ đựng mẻ nên được khử trùng, trụng nước sôi và lau khô ráo trước khi đựng.
- Thấy mẻ có dấu hiệu bị mốc nên bỏ hết, không nên giữ lại.
Đôi dòng tâm sự đến đọc giả
Mẻ là gia vị truyền thống trong nền ẩm thực Việt. Chúng mình đã chia sẻ đến các bạn mẻ là gì, cách nuôi và bảo quản mẻ. Bên cạnh đó là cách dùng mẻ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mình cả gia đình. Với những thông tin trên, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về mẻ. Và làm sao để mẻ không mốc và dùng được lâu hơn.
Qua bài viết trên, các bạn đã nạp thêm cho mình những kiến thức đầy giá trị rồi. Nếu bạn đang băn khoăn không biết mẻ là gì, thì hãy đọc bài viết. Nếu bạn đã khó khăn không biết phải làm, bảo quản và dùng mẻ như thế nào cho đúng. Thì bài viết này chính xác là dành cho bạn.